Anh ra mắt máy bay ném bom không người lái, hoàn toàn tự động

  •  
  • 1.440

Lực lượng không quân Hoàng gia Anh đã dùng các máy bay ném bom Tornado trong nhiều thập kỷ và chế tạo xong một phi đội máy bay Typhoon mới. Nhưng vừa qua, Không quân Hoàng gia lại bổ sung cho phi đội bay của minh một loại máy bay không người lái có sức mạnh vượt trội.

>>> Thử nghiệm máy bay chở khách không người lái

Máy bay không người lái Taranis, tên của vị thần sấm theo tiếng Celtic, sẽ có tốc độ bay nhanh hơn tốc độ âm thanh và không lọt vào tầm ra đa của kẻ thù. Các quan chức Anh hi vọng rằng chiếc máy bay với thiết kế cánh liền tàng hình sẽ thay thế cho các máy bay có phi công và máy bay do thám không người lái hiện nay.

Đó là một nhiệm vụ rất nặng nề nhưng Taranis đã được trang bị một số công nghệ mới. Trong tình huống bị phát hiện và kẻ thù định bắn hạ thì Taranis có thể tự động tàng hình trước sóng ra đa mà không cần nhận lệnh của người điều khiển.

Máy bay ném bom không người lái Taranis của Không quân Hoàng gia Anh.
Máy bay ném bom không người lái Taranis của Không quân Hoàng gia Anh.

Taranis cũng có thể tự xác định mục tiêu và sẽ chỉ xác nhận lại với người điểu khiển trước khi thực hiện một cuộc tấn công. Với chi phí khoảng 200 triệu USD, Taranis không phải là loại máy bay rẻ nhưng Không quân Hoàng gia Anh tin rằng đây là sự đầu tư “đáng đồng tiền”.

Nigel Whitehead, giám đốc quản trị các chương trình của Không quân Hoàng gia Anh trong đó có chương trình chế tạo máy bay Taranis, cho biết loại máy bay không người lái mới có thể sẽ thay đổi cách sử dụng máy bay của Bộ Quốc phòng trong tương lai. Hiện Bộ Quốc phòng Anh đang sử dụng máy bay có người lái để thực hiện các nhiệm vụ tấn công.

Các máy bay điều khiển từ xa như Reaper cũng được Bộ Quốc phòng Anh và quân đội Mỹ sử dụng để tấn công các mục tiêu. Máy bay Taranis được mong đợi sẽ là loại máy bay ném bom thay thế cho các máy bay có người lái và máy bay không người lái hiện nay.

Việc thay thế những chiếc máy bay ném bom có người lái với kích thước lớn hơn cũng như có hơn 3 thập kỷ kinh nghiệm trên chiến trường không phải là một mục tiêu đơn giản và máy bay Taranis không có kích thước lớn lắm.

Taranis dài 11,3m với sải cánh rộng 9,1m, động cơ loại Rolls-Royce Adour giống như động cơ chiếc T-45 của Hải quân Mỹ và được cho là có thể hoạt động ở phạm vi toàn cầu. Điều đó có nghĩa là Taranis có khả năng tái nạp nhiên liệu ở giữa hành trình bay cũng giống như chiếc X-47B của Hải quân Mỹ.

Năng lực tự điều khiển với tầm hoạt động không giới hạn là mục tiêu theo đuổi từ lâu của các nhà lập kế hoạch quân sự ở cả Anh và Hoa Kỳ. Anh đã thay thế các máy bay Tornado bằng máy bay có người lái Eurofighter Typhoon và sẽ còn dùng máy bay này trong thời gian lâu nữa. Máy bay Typhoon chỉ có điểm khác biệt là có thể chở một khối lượng lớn hơn nhiều. Một chiếc Typhoon có thể chở 11,8 tấn trong khi chiếc Taranis chỉ có thể chở 2,9 tấn.

Máy bay ném bom không người lái Taranis của Không quân Hoàng gia Anh.

Trong khi vũ khí cho một chiếc máy bay không người lái cần phải được gài vào bên trong để đảm bảo tính tàng hình, thì chiếc Typhoon với tải trọng lớn lại không phải lo lắng về vấn đề đó và có thể chở các vũ khí tối tân nhất ở hai bên cánh và trong thân máy bay.

Chỉ riêng về bom, một chiếc Typhoon có thể chở 6 quả bom Paveway IV loại 226kg, bom dẫn đường bằng laser Paveway có thể chở các quả bom thông minh tấn công trực diện của Mỹ (JDAM) và được trang bị để sử dụng bom dẫn đường HOPE/HOSBO, các bom có sức công phá lớn và có khả năng thâm nhập tốt.

Trên đây là các loại bom dẫn đường bằng laser thuộc hàng mạnh nhất trên thế giới và được cho là có sức công phá lớn hơn bom U.S. GBU-28 của Mỹ. Loại bom thông thường duy nhất có sức công phá lớn hơn các loại bom trên là U.S. GBU-57, nặng 13,6 tấn và chỉ có máy bay ném bom B-2 mới chở được.

Máy bay không người lái Taranis cũng có hình dáng giống máy bay B-2 nếu trong tương lai cánh và năng lực của máy bay được mở rộng một chút. Không ai có thể đoán trước hết khả năng của chiếc máy bay không người lái này.

Trong vài tuần tới, máy bay Taranis sẽ bay thử nghiệm tại các khu rừng hẻo lánh ở Australia.

Theo Infonet
  • 1.440