Thiếu máu nên ăn gì để cơ thể khỏe mạnh?

Thực phẩm cho người thiếu máu
  •   32
  • 3.785

Thiếu máu không thể chữa trị dứt điểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng căn bệnh này bằng chế độ ăn. Vậy người thiếu máu nên ăn gì?

Thiếu máu là gì?

Tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ hồng cầu. Tình trạng này có nguyên nhân chủ yếu là do mất máu, sự phá hủy các tế bào hồng cầu, hoặc cơ thể không đủ khả năng để tạo ra đủ tế bào hồng cầu.

Có nhiều loại bệnh thiếu máu. Loại phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein có lên là hemoglobin. Hemoglobin chứa đầy sắt, vậy nên nếu không có đủ chất sắt, cơ thể bạn sẽ không thể tạo ra hemoglobin, từ đó sẽ dẫn đến thiếu máu giàu oxy.

Thiếu máu

Đối với những bệnh nhân thiếu máu, một trong những mối quan tâm hàng đầu đó chính là thiếu máu nên ăn gì để khỏe mạnh, bổ sung máu cho cơ thể.

Thay đổi chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch điều trị bệnh thiếu máu. Tuy nhiên vẫn không ít người chưa nắm rõ được thiếu máu nên ăn gì để sức khỏe nhanh hồi phục.

Chế độ ăn dành cho bệnh nhân thiếu máu bao gồm các loại thực phẩm giàu chất sắt và các vitamin thiết yếu cho việc sản xuất hemoglobin và hồng cầu. Bệnh nhân cũng cần được được bổ sung các loại thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Có hai loại chất sắt trong thực phẩm là sắt heme và sắt nonheme. Sắt heme có trong thịt gia súc, gia cầm và hải sản. Nonheme được tìm thấy trong thực vật và thực phẩm tăng cường sắt. Cơ thể con người có thể hấp thụ cả hai loại, nhưng heme thì dễ dàng được hấp thụ hơn.

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà điều chỉnh, nhưng tất cả đều cần nạp vào cơ thể khoảng 150 đến 200 mg sắt mỗi ngày. Chỉ thông qua thực phẩm thì bệnh nhân sẽ không thể đạt được con số này, vậy nên cần thực phẩm chức năng bổ sung sắt để đảm bảo lượng sắt nạp vào cơ thể.

Thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn để có thêm chất sắt và giúp chông thiếu máu do thiếu sắt:

Rau xanh nhiều lá

Rau xanh nhiều lá

Rau xanh, đặc biệt là màu xanh đậm, là một trong những nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất, bao gồm: rau chân vịt, cải xoăn, cải cầu vồng...

Vitamin C cũng có khả năng giúp dạ dày hấp thu sắt. Ăn rau xanh với các loại thực phẩm chứa vitamin c như cam, ớt đỏ và dâu tây làm tăng khả năng hấp thu sắt.

Thịt gia súc và gia cầm

Tất cả thịt gia súc và gia cầm đều chứa chất sắt heme. Thịt đỏ, thịt cừu và thịt nai là những nguồn cung cấp heme tốt nhất. Gia cầm như gà, vịt thì có số lượng thấp hơn. Ăn thịt gia súc hoặc gia cầm với thực phẩm chứa sắt nonheme, chẳng hạn như rau lá xanh, có thể làm tăng sự hấp thu sắt của cơ thể.

Gan

Nhiều người thường né tránh các loại nội tạng, nhưng chúng thực chất lại là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời. Gan được cho là cơ quan nội tạng phổ biến nhất, giàu sắt và folate nhất. Một số loại nội tạng giàu sắt khác là tim, thận và lưỡi bò.

Hải sản

Hải sản

Một số hải sản cung cấp chất sắt heme. Động vật có vỏ như sò, trai và tôm là những nguồn cung tốt. Hầu hết cá đều chứa sắt. Những loại cá có hàm lượng sắt cao bao gồm: cá hồi, cá tuyết, cá mòi...

Đậu

Đậu là nguồn cung cấp sắt tốt cho cả người ăn chay và người ăn thịt. Chúng cũng rẻ tiền và có thế thay đổi nhiều loại linh hoạt. Một số loại đậu giàu sắt là: đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu hà lan...

Các loại hạt

Các loại hạt

Các loại hạt là nguồn cung cấp sắt rất tốt. Chúng có hương vị tuyệt vời của riêng mình hoặc vẫn ngon khi được rắc lên xà lách hoặc sữa chua. Một số loại hạt và hạt có chứa sắt là: hạt điều, hạt thông, hạt hướng dương...

Bí ngô

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc, bí ngô chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.

Quan điểm Đông y cho rằng, bí ngô có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng tiêu viêm, bổ tỳ, trị khí hư, tiêu chảy, hen phế quản…

Nghiên cứu gần đây cho thấy, bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể.

Mía

Mía được coi là loại bổ máu nhất trong tất cả các loại trái cây. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất.

Nghiên cứu cho thấy, mía không những chứa nhiều đường, nước mà còn chứa nhiều vitamin các loại, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt…những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.

Nho

Theo quan điểm Đông y, nho giúp bổ khí, tăng cường thể lực và bổ máu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit…Những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.

Cập nhật: 21/11/2018 Theo Dân trí
  • 32
  • 3.785