Bờ biển Nhật lấp lánh trong đêm

  •   32
  • 2.131

Một bờ biển ở Nhật Bản trở nên lung linh huyền ảo bởi sự xuất hiện của vô số con mực có khả năng phát ra ánh sáng.

>>> Bãi biển phát sáng

Cảnh tượng kỳ ảo xảy ra ở bờ biển thành phố Toyama, đảo Honshu, Nhật Bản từ ngày 18/8, Roket News đưa tin. Nó được tạo nên bởi sự tập trung của hàng triệu con mực đom đóm, loài động vật biển có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh dương, khi chúng đẻ trứng gần bờ.

Mực đom đóm tập trung gần bờ biển thành phố Toyama, đảo Honshu, Nhật Bản trong mấy ngày qua.
Mực đom đóm tập trung gần bờ biển thành phố Toyama,
đảo Honshu, Nhật Bản trong mấy ngày qua.

Ban ngày mực đom đóm hoạt động ở các tầng nước sâu của Thái Bình Dương. Bằng cách phát ra ánh sáng nhấp nháy, chúng có thể thu hút các loài cá nhỏ và dùng xúc tu của để quấn con mồi. Chúng chỉ ngoi lên gần mặt nước để bắt mồi khi mặt trời lặn, rồi lại lặn xuống tầng nước sâu để nghỉ ngơi.

Hiện tượng phát quang trên cơ thể mực đom đóm, có chiều dài thân tối đa là 7cm, được tạo nên bởi một phản ứng hóa học. Các bộ phận phát sáng nằm trong các xúc tu và dọc theo lưng của mực đom đóm. Bụng của chúng hầu như không phát sáng để những động vật săn mồi không thể thấy chúng.

Bằng cách phát ra ánh sáng nhấp nháy, chúng có thể thu hút các loài cá nhỏ và dùng xúc tu của để quấn con mồi.
Bằng cách phát ra ánh sáng nhấp nháy, chúng có thể thu hút các
loài cá nhỏ và dùng xúc tu của để quấn con mồi. (Ảnh: Rocket News)

Giới khoa học cho rằng ánh sáng của mực đom đóm giúp chúng tìm kiếm bạn tình tiềm năng, ngụy trang, cảnh báo đối thủ hoặc gây nhầm lẫn cho động vật ăn thịt để chúng có cơ hội lẩn trốn. Mực đom đóm là thành viên duy nhất trong họ mực có khả năng phân biệt màu sắc. Trong khi hầu hết động vật thân mềm chỉ có một sắc tố thị giác thì mực đom đóm có tới ba sắc tố thị giác. Chúng cũng có một võng mạc hai lớp ở mặt sau của mắt. Nhờ khả năng phân biệt màu sắc mà mực đom đóm nhận ra sự khác biệt giữa ánh sáng môi trường xung quanh và ánh sáng sinh học.

Theo VNE
  • 32
  • 2.131