Sao biển liên kết thiếu trong tiến hóa về thị giác?

  •  
  • 1.476

(khoahoc.tv) - Một nghiên cứu đã lần đầu tiên cho thấy rằng loài sao biển sử dụng các mắt nguyên thủy ở đầu các cánh của nó để định hướng môi trường của chúng bằng mắt. Nghiên cứu được đứng đầu bởi tiến sĩ Anders Garm tại Phòng sinh học biển thuộc trường đại học Copenhagen, Đan Mạch. Nghiên cứu đã cho thấy các mắt của sao biển có tạo thành hình ảnh và có thể là một giai đoạn quan trọng trong quá trình tiến hóa của mắt.

Các nhà nghiên cứu đã di chuyển con sao biển có và không có mắt từ môi trường sống giàu thức ăn của chúng, một rạn san hô, và đưa chúng đến đáy biển chứa cát nằm cách vị trí của chúng xa một mét, nơi mà chúng có thể bị chết đói. Họ đã theo dõi hành vi của những con sao biển từ trên mặt nước và phát hiện thấy rằng trong khi những con sao biển có mắt nguyên vẹn di chuyển hướng về phía có rạn san hô, những con không có mắt lại bò một cách ngẫu nhiên.

Sao biển liên kết thiếu trong tiến hóa về thị giác?

Tiến sĩ Garm cho biết: “Các kết quả cho thấy rằng hệ thống thần kinh của sao biển phải có khả năng xử lý các thông tin thị giác, mà dẫn đến một đánh giá thấp rõ nét về khả năng tìm kiếm trong vòng tròn và cái gì đó đã phân tán hệ thống thần kinh trung ương của động vật da gai”.

Phân tích hình thái học các thụ cảm quang trong mắt của sao biển, các nhà nghiên cứu đã xác nhận thêm rằng, các thụ cảm này tạo thành một trạng thái trung gian giữa hai nhóm lớn được biết đến của thụ cảm quang là: thụ cảm quang dạng que và dạng lông mao, trong đó loài sao biển có cả vi lông và dạng que đã biến đổi.

Tiến sĩ Garm cho biết thêm: “Từ một quan điểm tiến hóa, điều này rất thú vị vì hình thái của mắt sao biển biến đổi tương xứng với chất lượng quang học (chất lượng hình ảnh) là gần với mắt lý thuyết sơ khai trong sự tiến hóa của mắt khi các thông tin hình ảnh lần đầu tiên xuất hiện. Theo cách này, nó có thể giúp làm rõ những gì là nhiệm vụ đầu tiên điều chỉnh bước quan trọng này trong tiến hóa về thị giác, cụ thể là di chuyển về phía môi trường sống ưa thích sử dụng các đối tượng cố định có kích thước lớn (trong trường hợp của nghiên cứu này là rạn san hô)”.

Loài sao biển nổi tiếng nhất được biết đến có một mắt kép ở đầu mỗi cánh tay của nó, trong đó, trừ việc thiếu mắt thật, giống như mắt kép của các động vật chân đốt. Mặc dù là loài đã được biết đến khoảng 2 thế kỷ nay, chưa có những hành vi về thị giác từng được ghi nhận trước đó. 

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
  • 1.476