Lời giải cho việc vì sao bạn chưa "thoát kiếp F.A"

  •   52
  • 2.563

Bạn đã từng lâm vào hoàn cảnh làm quen với một người. Sau đó, hai người trò chuyện rất vui vẻ, hợp cạ, tuy nhiên đến sau cùng, bạn vẫn không thể chắc người đó liệu có đang tán tỉnh, thích mình hay chưa, để rồi chần chừ và đánh rơi mất cơ hội “thoát kiếp F.A”?

Hay đối với phái nữ, liệu đã khi nào bạn trò chuyện vui vẻ với một người bạn và rồi người bạn đó đột nhiên… tỏ tình và bạn buộc lòng phải từ chối?

Lời giải cho việc vì sao bạn chưa "thoát kiếp F.A"

Nếu bạn đã từng mắc phải trường hợp trên thì có một tin vui cho bạn, đó là bạn không hề cô đơn bởi có rất nhiều người trên thế giới cũng lâm vào trường hợp tương tự.

Theo nghiên cứu mới nhất của trường ĐH Kansas (Mỹ) thì, hầu như tất cả mọi người đều không thực sự cảm thấy chắc chắn khi ai đó đang tán tỉnh mình.

Jeffrey Hall - giáo sư nghiên cứu truyền thông tại các trường đại học cho biết: "Nếu bạn nghĩ một người không hứng thú và có ý tán tỉnh bạn, có thể bạn đúng. Nhưng đôi khi bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội khi không nhận ra một người có cảm tình với mình".

Lời giải cho việc vì sao bạn chưa "thoát kiếp F.A"

Giáo sư Hall thực hiện thí nghiệm trò chơi ghép đôi với 52 cặp đôi nam, nữ độc thân. Ông sắp xếp mỗi đôi trò chuyện trong 10 phút, rồi yêu cầu họ điền vào bảng câu hỏi trắc nghiệm ấn tượng đầu tiên khi trò chuyện.

Bảng câu hỏi bao gồm cả những câu trắc nghiệm về việc họ có tìm cách tán tỉnh đối phương và có nghĩ rằng, người kia đang tán tỉnh họ khi đang nói chuyện hay không.

Kết quả cho thấy, các ứng viên rất giỏi phát hiện những dấu hiệu cho thấy đối tác… không tán tỉnh mình, với tỉ lệ lên đến 80%. Tuy nhiên, đối với câu hỏi xác định sự tán tỉnh từ đối phương thì không được như vậy. Chỉ có 36% nam chọn đúng còn với nữ thì thấp hơn - khoảng 18%.

Lời giải cho việc vì sao bạn chưa "thoát kiếp F.A"

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này được giáo sư Hall cho rằng, đó là do mất sự kết nối khi tương tác giữa hai người.

Giáo sư Hall đưa dẫn chứng về ví dụ một cặp đôi vừa tiến hành thí nghiệm. Ông cho rằng, dù cả 2 đang cố gắng tán tỉnh, thu hút đối phương nhưng không một ai nhận ra.

Hay nói cách khác, họ đã bỏ qua sự tương tác và để cho tín hiệu "bật đèn xanh" bị che lấp, mặc dù cả hai đều có cảm tình với đối phương.

Bên cạnh đó, một thí nghiệm khác của giáo sư Hall cho thấy, khả năng nhận biết sự tán tỉnh của người quan sát cũng… mù mờ không kém người trong cuộc.

Lời giải cho việc vì sao bạn chưa "thoát kiếp F.A"

Ông cho 250 người xem lại một số clip ngắn về các cuộc đối thoại và có đến 66% có thể xác định được người nào… không tán tỉnh.

Nhưng chỉ 38% xác định đúng các ca “tán tỉnh” và thậm chí chỉ 22% số quan sát viên là phụ nữ trả lời đúng. Đây có lẽ là lý do khiến rất nhiều chàng trai “ngậm trái đắng” khi làm đủ mọi cách mà người ta vẫn chẳng thèm đếm xỉa.

Giáo sư Hall đã đưa ra một vài dấu hiệu để nhận biết người khác có đang "tán tỉnh" mình hay không. Theo ông, sở dĩ việc nhận biết các dấu hiệu trở nên khó khăn là do chúng ta thường giả định rằng đối phương không có ý định thu hút mình.

Lời giải cho việc vì sao bạn chưa "thoát kiếp F.A"

Trong hầu hết mọi nhiều trường hợp, con người ta thường không tán tỉnh hay tìm cách thu hút những người họ liên hệ, trò chuyện ngay trong lần đầu gặp gỡ.

Tuy nhiên, nhiều người thi thoảng cũng tìm cách thu hút đối phương, thậm chí một số người còn làm như vậy một cách thường xuyên.

Giáo sư Hall cho biết, nếu muốn nhận biết tốt hơn sự tán tỉnh từ người khác, chỉ có cách mở lòng mình. Hãy chú ý đến hoàn cảnh cuộc trò chuyện, chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, các dấu hiệu “lạ” của người đối diện, đồng thời luôn để lại khoảng trống dành cho giả định “Anh ta/cô ta liệu có đang muốn tán tỉnh mình”.

* Bài viết dựa trên thông tin và quan điểm của nhà nghiên cứu Jeffrey Hall đăng trên trang Huffington Post.

Theo Trí Thức Trẻ
  • 52
  • 2.563