Núi lửa Úc gây ra đợt tuyệt chủng đầu tiên trong lịch sử

  •   4,73
  • 1.610

(khoahoc.tv) - Một nhà nghiên cứu trường đại học Curtin đã chứng minh rằng các trận phun trào núi lửa cổ đại ở Australia 510 triệu năm trước đã gây những tác động đáng kể tới khí hậu, gây ra đợt tuyệt chủng hàng loạt đầu tiên trong lịch sử của sự sống phức tạp.

Được trình bày trong tạp chí Geology, phó giáo sư Fred Jourdan đến từ khoa Địa lý ứng dụng (Applied Geology) của trường đại học Curtin, cùng với các đồng nghiệp đến từ một số cơ quan quốc tế và của Australia, đã sử dụng các kỹ thuật xác định niên đại bằng phóng xạ, để đánh giá một cách chính xác niên đại của các vụ phun trào của khu vực núi lửa Kalkarindji – nơi mà dung nham đã bao trùm một diện tích hơn 2 triệu km2 tại Bắc Territory và Tây Australia.

Tiến sĩ Jourdan và nhóm của ông đã có thể chứng minh khu vực núi lửa đã tìm thấy cùng thời với đợt tuyệt chủng đầu – giữa kỷ Cambri từ 510 – 511 triệu năm trước – đợt tuyệt chủng đầu tiên đã quét sạch sự sống đa bào phức tạp.

“Các nhà khoa học đã ghi nhận rằng, cuộc tuyệt chủng này đã tiêu diệt khoảng 50% số lượng loài là có liên quan đến biến đổi khí hậu, tình trạng cạn kiệt ôxy trong các đại dương, tuy nhiên cơ chế chính xác đã gây ra những biến đổi trên, cho đến nay vẫn chưa rõ”, tiến sĩ Jourdan nói.

Núi lửa Úc gây ra đợt tuyệt chủng đầu tiên trong lịch sử
Núi Glass House trong công viên quốc gia Australia

Không phải chỉ duy nhất chúng tôi có thể chứng minh rằng, khu vực núi lửa Kalkarindji đã phun trào đúng cùng thời điểm với đợt tuyệt chủng kỷ Cambri, mà còn có thể đánh giá một sự giải phóng của khí SO2 (sunfua dioxit) từ các đá núi lửa của khu vực này – cho thấy sulfua đã được giải phóng vào khí quyển trong suốt các đợt phun trào.

Như một so sánh hiện đại, khi ngọn núi lửa nhỏ Pinatubo phun trào năm 1991, kết quả sự phát thải khí sulfua dioxit đã làm giảm nhiệt độ trung bình toàn cầu so với các năm sau vụ phun trào. Nếu những vụ phun trào tương đối nhỏ như vụ phun trào núi lửa Pinatubo có thể gây ảnh hưởng đến khí hậu thì hãy tưởng tượng xem cả một khu vực núi lửa rộng lớn với kích thước tương đương với một tiểu bang của Tây Australia có thể gây ra là gì?

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã so sánh khu vực núi lửa Kalkarindji với các khu vực núi lửa khác và chứng minh rằng phần lớn các quá trình tương tự với tất cả các đợt tuyệt chủng hàng loại là một biến động nhanh của khí hậu gây ra bởi các vụ phun trào núi lửa giải phóng khí sunfua dioxit, cùng với các khí nhà kính khác như khí metan và khí carbonic.

"Chúng tôi đã tính được một tương quan gần như hoàn hảo giữa các vụ phun trào các khu vực núi lửa rộng lớn, khí hậu biến đổi và tuyệt chủng hàng loạt trong lịch sử sự sống suốt 550 triệu qua, tỉ lệ vô cùng nhỏ nếu tương quan này chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên”, tiến sĩ Jourdan nói.

Tiến sĩ Jourdan cho biết, sự biến đổi nhanh chóng của khí hậu do núi lửa phun trào đã gây trở ngại cho các loài sinh vật để có thể thích nghi được, do vậy cuối cùng đã dẫn tới sự tuyệt chủng của chúng. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu này để chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường hiện tại mà chúng ta đang sinh sống.

“Để có thể hiểu được những ảnh hưởng của khí hậu trong thời kỳ dài, và những ảnh hưởng về sinh học của các nguồn phát thải khí lớn trong khí quyển do các hoạt động của xã hội hiện đại, chúng ta cần nhận ra các hệ sinh thái, biển và khí hậu đã từng bị ảnh hưởng như thế nào trong quá khứ”, ông nói.

Phạm Thị Bích Thu (sciencedaily)
  • 4,73
  • 1.610