Đánh thức virus từng tồn tại từ 30.000 năm trước

  •  
  • 2.747

Ngày 3/3, một nhóm nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) thông báo họ đã làm sống lại một loại virus khổng lồ nhưng vô hại, bị chôn sâu dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia hơn 30.000 năm trước.

Sự kiện này là lời cảnh báo rằng những nguồn bệnh chưa được biết tới, bị chôn vùi dưới lớp đất đóng băng, có thể sẽ ''thức tỉnh'' bởi quá trình nóng lên toàn cầu.

Trong nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), loại virus khổng lồ - được đặt tên Pithovirus sibericum này, được phát hiện trong mẫu đất đóng băng vĩnh cửu sâu 30m, lấy từ vùng lãnh nguyên duyên hải Chukotka, gần biển East Siberia, nơi nhiệt độ trung bình năm là -13,4 độ C.

Đánh thức virus từng tồn tại từ 30.000 năm trước
Pithovirus sibericum vừa được hồi sinh. (Ảnh: www.smithsonianmag.com)

Sau đó, nhóm chuyên gia làm ''tan'' sự đông cứng của virus và chứng kiến quá trình tái tạo của nó trên một chiếc đĩa nham thạch, nơi virus này xâm nhiễm một sinh vật đơn bào đơn giản (amip).

Niên đại carbon phóng xạ của mẫu đất này cho thấy các loài thực vật đã phát triển ở đó hơn 30.000 năm trước, thời điểm voi ma mútngười Neanderthal xuất hiện trên Trái Đất.

P.sibericum là loại virus khổng lồ vì có tới 500 gene, so với virus cúm chỉ có chín gene và có thể được nhìn thấy qua kính hiển vi quang học, không cần những kính hiển vi điện tử hiện đại khác.

Virus này được đặt tên theo ''pithos", một từ Hy Lạp cổ mang nghĩa ''chấn động", vì có hình dạng một vò hai quai.

Không giống như virus cúm, P.sibericum vô hại đối với người và động vật khi chỉ lây truyền một loại amip là Acanthamoeba.

Qua nghiên cứu trên của CNRS, các nhà khoa học cảnh báo về những nguy cơ xuất hiện trở lại những căn bệnh từ xa xưa khi khai thác nguồn khoáng sản và năng lượng ở Bắc Cực. Rủi ro này hoàn toàn có thể xảy ra và cần được xem xét một cách thực tế.

Theo TTXVN/Vietnam+
  • 2.747